Giỏ hàng của bạn có 0 sản phẩm

Lịch sử du nhập cây cà phê vào Việt Nam GT7 COFFEE

Lịch sử du nhập cây cà phê vào Việt Nam GT7 COFFEE

Những cây cà phê đầu tiên được người Pháp mang đến Việt Nam vào năm 1857. Từ các đồn điền nhất nhì Đông Dương này, cây cà phê đã có những trở mình mạnh mẽ, thoát khỏi các định chế bao cấp, trở thành một trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu nhất, và đưa nước ta lên vị trí thứ 2 của bản đồ cà phê thế giới. Bài viết này sơ lược về một số mốc thời gian đáng kể từ khi cây cà phê có mặt tại nước ta đến thời kỳ đổi mới, ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số nội dung sau:

  • Để hiểu rõ hơn hành trình chinh phục thế giới của cây cà phê từ trước khi có mặt ở Việt Nam, các bạn có thể xem thêm: Lịch sử ngành cà phê thế giới
  • Cây cà phê mới xuất hiện tại Việt Nam chỉ hơn một thế kỷ, nhưng sự phát triển nhanh chóng của cây cà phê cùng với niềm đam mê và gu thưởng thức đặc biệt đã tạo ra một nét riêng độc đáo mang tên “Phong cách cà phê Việt Nam” – Nội dung này sẽ được trình bày trong Ngành cà phê Việt Nam – Qua những làn sóng lịch sử.

TÓM TẮT NỘI DUNG

Khởi sự của cây cà phê ở Việt Nam.

Ngành cà phê Việt Nam được đánh dấu từ năm 1857 do các thầy tu mang về trồng tại nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum. Đến năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm ở Kẻ Sở, Bắc Kỳ với giống cà phê chè (hay còn gọi là cà phê Arabica). Cũng kể từ giai đoạn này, Ngành cà phê sơ khai của nước ta bước vào những đoạn “loạn nhịp” của lịch sử, khi đương đầu với cuộc chiến giải phóng dân tộc – Một số tài liệu chỉ ghi chép rằng “hoạt động sản xuất cà phê bị gián đoạn trong và ngay sau chiến tranh”.

Cây cà phê trên đồn điền Cressonnière – 1898

Cột mốc đáng chú ý tiếp theo là từ những năm 1920, người Pháp lúc này đã mở rộng khu vực thuộc địa ở vùng cao, chủ yếu ở tỉnh Đăk Lăk ở Tây Nguyên, tiếp đến cây cà phê được trồng thêm ở các vùng Tây Bắc, Phủ Quỳ- Nghệ An, Đắk Lắc, Lâm Đồng (Theo wikipedia)

Nhà máy cà phê hòa tan đầu tiên được người Pháp xây dựng tại Biên Hòa – Đồng Nai vào năm 1969 – Nhà máy Cà phê Coronel, với công suất 80 tấn / năm.

Ngành cà phê sau năm 1975

Sau khi chiến tranh kết thúc kết thúc năm 1975, đất nước gần như trên đà lao dốc về mọi mặt kinh tế – chính trị – xã hội, trong đó các chính sách kinh tế được sao chép từ Liên Xô không còn phù hợp với tình hình nội tại của nước nhà bấy giờ. Điển hình là mô hình nông nghiệp tập thể đã chứng tỏ sự kém hiệu quả, vì vậy vào năm 1986, Đảng và nhà nước đã thực hiện một “cú quay đầu” (công cuộc cải cách) – như một ván cược lớn, và cây cà phê đồng thời cũng năm trong số ấy

Khi nói về cà phê và bạn có thể sẽ nghĩ về Brazil, Colombia, hoặc có thể là Ethiopia. Nhưng nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới hiện nay là Việt Nam. Làm thế nào mà thị phần của đất nước này tăng vọt từ 0,1% lên 20% chỉ sau 30 năm

Đó là một bình luận đầu trang được trích dẫn trong bài viết How Vietnam became a coffee giant của BBC-New  cho thấy tầm quan trọng trong sự bứt phá về kinh tế nước nhà thông qua cây cà phê.

Thắng lợi của cây cà phê nước nhà

Sản xuất cà phê sau đó tăng 20% ​​-30% mỗi năm trong những năm 1990, với những vườn cà phê nhỏ được trồng trên nửa triệu mảnh đất (từ hai đến ba mẫu). Điều này đã giúp chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế. Lấy một số liệu điển hình như vào năm 1994, đất nước có khoảng 60% người sống dưới mức nghèo khổ, và hiện tại con số này chưa đến 10%, và chắc một điều, thanh tựu này không thể bỏ qua sự đóng góp mà cây cà phê mang lại.

Trong công cuộc cải cách, ngành cà phê đã được quốc hữu hóa, phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên, doanh nghiệp tư nhân được nhân rộng, dẫn đến một sự phát triển đột biến của ngành công nghiệp chế biến cà phê. Mối liên kết hợp tác giữa người trồng, sản xuất và nhà nước đã đem đến kết quả trong việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu sản phẩm bán lẻ. Mà điển hình có thể kể đến là cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và Highlands Coffee vào năm 1998.

Cây cà phê ở Dăk Lăk – Việt Nam

Năm 1990, nước ta mới chỉ sản xuất khoảng 1% sản lượng cà phê của thế giới. Sau đó, vào năm 2014, Việt Nam đã vượt qua Brazil để trở thành nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất trên toàn thế giới.

Trong những năm gần đây các ban ngành, nhà nước đã tìm cách nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, bao gồm việc mở rộng các vùng sản xuất cà phê chè – Ngày nay chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Trị (Quảng Trị) và Sơn La. Tuy nhiên, những khu vực quan trọng nhất về cà phê nói chung, nằm ở Đăk Lăk, Kon Tum (Kon Tum) và Lâm Đồng.

Chất lượng hạt “Rô” và những trở ngại của ngành cà phê

Những thống kê hàng triệu tấn cà phê xuất khẩu mổi năm, chưa thể bù lại cho khiếm khuyết về chất lượng khi mà sản xuất được tập trung vào giống Robusta (hay còn gọi là cà phê vối chiếm tới 95% sản lượng) với tiềm năng chất lượng thua kém Arabica, và chủ yếu nhằm phục vụ xuất khẩu như dưới dạng cà phê nhân thô, chưa qua chế biến.

Phần lớn cà phê nước ta thuộc giống Robusta nổi bật với vị đắng gắt

Đồng thời, sẽ rất thiếu sót nếu chỉ đề cập đến “mặt được” mà quên đi sự đánh đổi về một số mặt mà cây cà phê mang lại cho ngành nông nghiệp, đây được xem là những trở ngại “khả dĩ “, như một thách thức cho ngành cà phê nước nhà trong thời hiện đại:

  • Hoạt động nông nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào đều ẩn chứa những mối nguy hiểm tiềm ẩn – Ở nước ta vấn đề này đến từ những vật liệu nổ vẫn còn tồn tại trong lòng đất sau chiến tranh. Đây thực sự không phải một “tiểu tiết” khi mà ở tỉnh Quảng Trị (nổi tiếng với chất lượng cà phê Khe Sanh) có tới 83% vườn, thửa còn chứa bom mìn

Một vườn cà phê tại Khe Sanh – Quảng Trị

  • Các nhà môi trường cũng cảnh báo rằng tác động tiêu cực từ biến đổi khi hậu đang xuất hiện. WWF ước tính rằng hơn 60.000 Km vuông rừng đã bị chặt phá từ năm 1973, phần lớn là để khai hoang cho các trang trại cà phê, các chuyên gia còn cho rằng diện tích đất phù hợp để sử dụng cho canh tác cà phê đang dần bị cạn kiệt.
  • Sự thiếu hiểu biết trong hoạt động nông nghiệp tự phát cũng là một trở ngại lớn. “Nông dân Việt Nam đang sử dụng quá nhiều nước và phân bón” Tiến sĩ Dave D’Haeze, một chuyên gia về đất đai của Bỉ cho biết. Và có ít nhất hai thế hệ tại Việt Nam đang canh tác cà phê với những kiến thức truyền thống, có rất ít các cá nhân được đào tạo về cách sản xuất cà phê hiệu quả.

Trên đây là a, b, c.. về các khó khăn, vẫn còn vô số các trở ngại đang trên đà phát triển của ngành cà phê, như tác động của giá cả thị trường, bất bình đẳng xã hội, vai trò quản lý của các ban ngành .v.v.. Trong những bài viết mới nhất, chúng ta sẽ bàn về các thách thức cũng như cơ hội cho ngành cà phê trong thời cuộc hiện đại hóa.

 

.